Tường thuật khóa huấn luyện “Sứ Mạng Truyền Giáo”

719

Tại TRAH từ 4. đến 8.9.2018


Tại TRAH từ 4. đến 8.9.2018

Khóa huấn luyện Sứ mạng Truyền giáo chỉ sau Trại Nhân sự hai tuần, nhưng anh chị em vẫn đáp ứng nhiệt tình. Có 43 người tham dự…

Chúa từng hứa với chúng ta: Phước cho các ngươi hiện đang đói, vì sẽ được no đủ! (Lu 6,21a).

Bày tỏ của người tham dự:

* Từ chối mình và vác thập tự giá là điều kiện trở nên “môn đồ” Chúa! Đây là điều kiện rất khó nhưng không có cách khác để trở thành môn-đồ, cứu người

* Không tiếp tục sống giả hình nữa!

* Không nói những lời “kêu to” mà không cưu mang!

* Trang bị cho “môn đồ” là sự xức dầu!

* Con người truyền giáo quan trọng hơn phương pháp truyền giáo

* Thánh hóa bởi Huyết: Cần ăn năn tội với Chúa mỗi ngày!

* Xin Chúa đổ muối vào bình mới nầy!

* Trung tín cho đến chết: Hoàn thành khải tượng!

* Nhờ ơn Chúa, bước ra và lập Nhóm Kinh Thánh!

* Lời Chúa chỉ ra cho tôi biết “xác thịt mình” mà tôi phải từ bỏ để làm chứng nhân cho Chúa!

* Xác định: Được cứu để cứu người!

* Khóa nầy cho tôi là hoàn toàn mới!

* Chúng ta không chỉ “ngồi-nghe…rồi…nghe-ngồi…” mà thôi, nhưng phải hành động!

Tương giao vòng tròn…mỗi người đều nói gì đó để chào mừng, khích lệ nhau. Chúa dạy chúng ta trong các kì trại, nhóm lại huấn luyện…cần đặc biệt quan tâm tới mối thông công.

Trong Chúa, trước tiên con người phải sống hòa thuận, sau đó mới tới công việc. Đừng chạy theo công việc, nhưng cần xây dựng mối quan hệ trước!

 

Bài học 1: môn đồ của Chúa

Chúa phán: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta (Lu 9,23).

Môn đồ Chúa là những người từ chối mình và vác thập tự giá mình.

Nhiều người tưởng nhầm rằng người Truyền giảng cần phải chú trọng học hỏi phương pháp truyền giảng (nói gì và nói thế nào-kĩ năng nói). Nhưng người Truyền giảng trước tiên cần phải được biến đổi chính mình.

Từ chối mình là ăn năn, tan vỡ, bỏ đi ý riêng của mình. Người đó cần được tỉa sửa bởi lời Chúa mỗi ngày: bị chỉ ra các lỗi lầm và chấp nhận sửa đổi. Niềm vui của sự thay đổi là: Lời Chúa tốt hơn ý chúng ta!

Trong thực tế, nhiều người khi bị chỉ ra lỗi lầm của mình, nhất là sự giả hình, thường có phản ứng tiêu cực, tự ái và tổn thương. Thậm chí bỏ Hội thánh…Nhưng những ai thực sự hiểu lẽ thật, hạ mình trước Chúa, chấp nhận chịu sửa dạy (vâng phục)…sẽ biến đổi và có thể sử dụng được cho sứ mạng của Ngài. Chính Chúa Giê-xu Ngài khinh điều sỉ nhục, chịu lấy thập tự giá (vâng phục Cha cho đến chết), nên đã làm trọn điều Cha sai làm, nay ngồi bên hữu ngai của Đức Chúa Trời (thành công) He 12,2.

Chúa dạy chúng ta: con người quan trọng hơn phương pháp!

 

Ăn uống cũng là tương giao…

 

Bài học 2: con người Truyền giáo

Chúa dạy chúng ta về „người Truyền giáo“ qua mô hình: Đến-Ở-Đi.

1. Đến:

-Phép lạ khiến con người thức tỉnh, bắt đầu chú tâm vào lời Chúa. Phép lạ không cứu được linh hồn.

-Kinh thánh khiến tội nhân ăn năn, được tha tội (bởi huyết Chúa Giê-xu), và được tự do đến với Ngài (bước vào nhà Ngài).

-Bạn cần làm chứng về Chúa, Đấng làm ra các phép lạ. Đừng chỉ làm chứng về phép lạ.

2. Ở:

-Bạn cần ở trong sự hiện diện của Chúa để được biến đổi. Bạn cần đâm rễ sâu trong lời của Ngài (đời sống đọc Kinh thánh và cầu nguyện).

-Lời của Chúa phần lớn để tỉa sửa con người.

-Sách giảng kinh, các bài giảng trên internet…chỉ là „phân bón“. Lời Chúa phán với bạn mới là „nhựa sống“ nuôi cây, khiến bạn kết trái. Hãy tìm kiếm sự hiện diện của Chúa.

3. Đi:

-Mục đích ra đi: rao giảng Tin lành để biến đổi cộng đồng.

-Nếu bạn không ở với Chúa mà cứ ra đi: đó là tai họa.

-Một người Truyền giảng cần được trang bị và sai đi. Khi đó Chúa sẽ cùng làm việc với người.

-Phép Báp-têm Thánh linh là để trang bị vũ khí thuộc linh (ân tứ) cho người ra trận. Không tìm kiếm giao „súng“ cho con trẻ, vì làm sai lạc đi sự trang bị của Chúa, và là nguy cơ cho trẻ con.

 

Thảo luận tiêu hóa.

Đây là thời gian đầy phước hạnh. Sôi nổi. Cởi mở. Hiểu sâu hơn…

 

Bài học 3: Trang bị cho môn đồ (sự xức dầu)

Câu chuyện về Ê-li và Ê-li-sê (2Vua 2,1-25).

Ê-li-sê đi theo và phục vụ Ê-li để được huấn luyện (nghe thầy mình nói, nhìn thầy mình làm…). Lúc này thầy sắp được cất lên (về với Chúa), Ê-li-sê bắt đầu một giai đoạn mới: mở đầu chức vụ, làm tiếp những gì thầy làm. Điều mà Chúa trang bị cho Ê-li-sê ngày hôm đó cũng là điều Chúa muốn trang bị cho „các môn đồ“ trong VNTG ngày hôm nay.

Ý nghĩa của câu chuyện, vì sao Ê-li-sê bám chặt vào thầy mình, quyết không rời bỏ:

-Nếu Ê-li-sê dừng lại (không bám theo thầy nữa), tức là ông hài lòng với chỗ mình đang đứng (tôi hài lòng với chức vụ hiện nay của tôi): khi đó ông sẽ mất sự xức dầu mà Chúa muốn dành cho ông.

-Ê-li-sê bám thầy đến cùng nên đã nhận được sự xức dầu. Ai trung thành-bám chặt vào Khải tượng, cũng sẽ nhận được sự xức dầu gấp đôi.

-Bạn cũng cần phải mặc lấy quyền phép (sự xức dầu) để ra di Truyền giảng có kết quả.

 

Bài học 4: Được “xức dầu” để truyền giảng!

Ê-li-sê đạt được sự xức dầu cho chức vụ. Môn đồ cũng cần được xức dầu để truyền Tin-lành

(Thần của Chúa ngự trên ta: Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành… Lu 4:18).

Thầy tế lễ sẽ lấy huyết của con sinh tế chuộc sự mắc lỗi bôi trên trái tai hữu của người được sạch, trên ngón cái tay mặt và trên ngón cái chân mặt; đoạn lấy lót dầu đổ trong bàn tay tả mình, nhúng ngón tay hữu vào dầu trong bàn tay tả mình, mà rảy bảy lần trước mặt Đức Giê-hô-va. Dầu còn lại trong bàn tay mình, thầy tế lễ sẽ lấy bôi trên trái tai hữu của người được sạch, trên ngón cái tay mặt và ngón cái chân mặt, tức trên lớp huyết của lễ chuộc sự mắc lỗi (Lêvi 14:14-18).

Thầy tế lễ xức dầu lên chỗ đã được xức huyết. Huyết là để tha thứ tội lỗi, dầu để nhận năng lực phục vụ.

Cùng nhau cầu nguyện, hứa nguyện với Chúa con sẽ đi ra Truyền giảng cứu người. Nhưng trước hết xin lời Ngài tỉa sửa con mỗi ngày, khiến con ăn năn để nhận lấy sự xức dầu, quyền năng để đi ra.

 

Thời gian trôi nhanh. Ai cũng nhận thấy mình cần phải được huấn luyện. Nguyện năm tới sẽ có nhiều người hơn!

 

Plzen, ngày 12.9.2018 TL Lưu Kim Phấn.